Thang độ cứng Mohs cover
You are here:

Thang độ cứng Mohs: độ cứng, độ bền và độ ổn định của đá quý

Đánh Giá Bài Viết
5/5

Thang độ cứng Mohs là thuật ngữ không còn xa lạ với những ai đam mê và yêu thích đá quý cũng như đá bán quý.

Vậy thang độ cứng Mohs của đá quý là gì? Trong bài viết dưới đây, Saigon Bling sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng và chi tiết nhất về thang độ cứng Mohs. Hãy cùng khám phá nhé!

Thang độ cứng Mohs là gì

 

Thang độ cứng Mohs là gì?

Biết được thông số độ cứng, độ bền cụ thể của một loại đá quý có thể giúp bạn xác định được cách sử dụng và cách bảo quản những loại đá quý tuyệt đẹp này. 

Thang độ cứng Mohs được nhà khoa học người Đức là Friedrich Mohs sáng tạo vào năm 1982. Thang độ cứng  biểu thị cho khả năng chống lại vết trầy, xước của những loại đá quý khác nhau, dựa trên tính chất: những loại đá quý có độ cứng cao hơn sẽ làm trầy xước những loại đá quý có độ cứng thấp hơn. Ông đã sử dụng nhiều loại đá quý khác nhau để thử nghiệm, ngoại trừ kim cương vì đây là loại đá quý có độ cứng cao nhất (đạt điểm 10 trên thang độ cứng Mohs). 

Thang độ cứng Mohs cho đá quý chỉ mang tính tương đối và độ cứng chỉ là một trong số những yếu tố quyết định độ bền của một loại đá quý.

Dưới đây là thang độ cứng của một số khoáng vật phổ biến trong tự nhiên:

Nhóm khoáng vật Điểm Mohs So sánh độ bền Các điểm lưu ý

Kim cương

10 Có thể làm xước Corundum  Dùng trong trang sức 

Corundum

9 Có thể làm xước Topaz 

Ruby và Sapphire 

Topaz

8 Có thể làm xước kính chịu lực

Đá quý nhiều màu

Thạch anh (Quartz) 7 Có thể làm xước kính cửa sổ

Dùng trong sản xuất kính 

Feldspar

6 Có thể bị xước bởi kim loại cứng như thanh thép

Dùng trong sản xuất kính 

Apatite

5 Có thể bị xước bởi đinh ốc 

Là một chất có trong xương 

Fluorite

4 Có thể bị xước bởi đinh ốc Một chất có trong kem đánh răng
Calcite (Can-xít) 3 Có thể bị xước bởi tiền xu 

Được sử dụng trong xi măng 

Gympsum

2 Có thể bị xước bởi móng tay  Dùng để sản xuất băng keo 

Talc

1 Có thể bị xước bởi móng tay  

Có trong bột Talcum 

Độ bền và độ cứng của đá quý phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Theo định nghĩa của những nhà nghiên cứu đá quý, độ bền chính là khả năng chịu được nhiệt độ, ánh ánh, mài mòn, hóa chất và độ ẩm xao, thấp. Mỗi loại đá quý tự nhiên đều có những đặc điểm và kết cấu riêng biệt, do đó khả năng chịu đựng các nhân tố tác động này cũng khác nhau. 3 yếu tố chính xác định độ bền của một viên đá gồm có: độ cứng, độ giòn hay độ dẻo, mức độ ổn định.

Đá quý hữu cơ thường có độ cứng thấp hơn so với những loại đá quý khác. Đây là những điều bạn cần lưu ý khi tìm kiếm những món đồ trang sức đá quý độc đáo phù hợp với bản thân.

Thang độ cứng Mohs của đá quý phụ thuộc vào những yếu tố nào? 

 

Khả năng chịu mài mòn và trầy xước

Thang độ cứng Mohs xếp hạng đá quý dựa vào hai yếu tố chính là: độ cứng và khả năng chống trầy xước. Các yếu tố này cấu thành nên thang điểm Mohs, một thang điểm tương đối chính xác để hình dung ra độ bền chung của viên đá. Cụ thể, đá Ruby có độ cứng là 9 trên thang độ cứng Mohs những vẫn không cứng bằng bằng kim cương có độ cứng là 10. 

Chỉ có những loại đá quý có cùng thang điểm hoặc có thang điểm độ cứng Mohs cao hơn mới có thể khiến viên đá đó bị trầy xước hoặc hư hại. Một viên Ruby có thể làm trầy xước một viên đá Topaz hoặc một viên Ruby khác. Hay một tinh thể thạch anh tím có thể làm trầy xước một viên đá Fluorite hoặc một viên đá thạch anh tím khác.

Những loại đá quý có độ cứng cao (dựa vào thang độ cứng Mohs) sẽ khó bị trầy xước, mài mòn khi bị tác động mạnh.

Thang độ cứng Mohs, độ cứng

 

Khả năng sứt mẻ khi va chạm

Độ bền (độ dẻo dai) của đá quý hay khả năng chống sứt mẻ, rơi vỡ được xác định bằng cách các nguyên tử liên kết với nhau trong viên đá và độ chắc chắn của những liên kết này. Chính yếu tố này sẽ ảnh hướng đến quyết định của một người khi chọn lựa loại đá quý để làm thành đồ trang sức độc lạ hoặc sử dụng trong các mục đích khác nhau. 

Độ bền của đá quý cũng có thể phụ thuộc vào từng kiểu cắt khác nhau. Một loại đá quý được cắt theo hình dạng quả lê sẽ không bền bằng hình dạng tròn truyền thống. Kiểu cắt không có góc cạnh sẽ giúp viên đá hạn chế bị va đập, sứt mẻ bởi các vật dụng khác.

Cần lưu ý, độ cứng và độ bền của đá quý không phải là một và không đi kèm tuyệt đối cùng nhau. Độ cứng của đá quý sẽ đi kèm với độ giòn. Do đó, một loại đá được xếp hạng cao trên thang độ cứng Mohs như: kim cương, đá Ruby, đá Sapphire cũng có thể giòn và dễ vỡ hơn những loại đá quý khác. Tuy nhiên, khả năng chống trầy xước, mài mòn của những loại đá quý khác thì không thể nào sánh lại kim cương. 

Đối với những loại đá quý xếp hạng thấp trên thang độ cứng Mohs như đá Opal hay đá Tanzanite, bạn nên lựa chọn những thiết kế trang sức ít có khả nặng bị tác động, va chạm, để bảo vệ viên đá khỏi bị trầy, xước. Một đôi hoa tai hay một chiếc vòng cổ sẽ là lựa chọn tốt hơn so với vòng tay hay một chiếc nhẫn.

Nên lựa chọn những kiểu thiết kế nhẫn bảo vệ để duy trì ánh sáng lấp lánh ban đầu của viên đá quý. Đối với những kiểu cắt có góc cạnh, các điểm dễ bị sứt mẻ thì thiết kế bao viền toàn phần hoặc thiết kế bao viền chữ V sẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả.

Nên bảo quản các ngạnh bảo vệ đá quý ở đúng vị trí. Nếu các ngạnh này bị cong hoặc gãy sẽ khiến viên đá bị lộ ra các góc dễ bị tổn thương và dễ bị sứt, mẻ.

Thang độ cứng Mohs,, độ bền của đá quý

 

Khả năng hư hại khi tiếp xúc với hóa chất, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

Độ ổn định của đá quý thể hiện khả năng chống chịu của đá quý khi tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. 

5 nguyên nhân chính gây ra hư hại lên đá bao gồm:

 

1. Ảnh hưởng bởi nhiệt độ

Sự thay đổi nhiệt độ bất thường có thể tạo nên những vết nứt, sự phân cắt tinh thể hoặc có thể khiến những tỳ vết có sẵn trên viên đá lan rộng hơn bình thường. Đây là kết quả của sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột từ nóng sang lạnh và hiện tượng này còn được gọi là sốc nhiệt. Điển hình, một số loại đá quý như: đá Opal (hay còn gọi là ngọc mắt mèo), đá Tazanite, đá Apatite hay đá kunzite có thể bị hỏng khi gặp phải sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này.

 

2. Ảnh hưởng bởi độ ẩm

Độ ẩm cũng là một trong số những yếu tố làm hỏng đá quý. Một số loại đá quý có thể bị nứt khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc ở trong môi trường có độ ẩm thấp. 

Chẳng hạn, đá Opal có thể bị khô, nứt khi được bảo quản trong hầm hay két sắt. Hay đá Malachite (đá khổng tước), đá hổ phách,… cũng có thể bị hỏng khi tiếp xúc quá lâu trong nước.

 

3. Ảnh hưởng bởi ánh sáng

Một số loại đá quý như: thạch anh vàng (Citrine), thạch anh hồng (Rose Quartz), thạch anh tím (Amethyst), đá Topaz,…có thể bị thay đổi màu sắc hoặc bị phai màu khi tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra, một vài loại đá quý hữu cơ như: ngọc trai, đá san hô, đá hổ phách,…cũng có thể bị hỏng cấu khúc khi tiếp xúc lâu với ánh sáng.

Thang độ cứng Mohs,, độ ổn định của đá quý 1

 

4. Ảnh hưởng bởi hóa chất và những nguyên liệu khác

Ngoài nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đá quý cũng có thể bị hỏng bởi sự tác đọng của hóa chất và những nguyên liệu khác. Một số hóa chất có trong thuốc tẩy, trong nước hoa hay đồ dưỡng da cũng có thể làm hỏng cấu trúc, thay đổi màu sắc của đá quý. Ví dụ như Clo có thể làm biến đổi màu sắc của ngọc trai hay chất Amoniac có thể làm hỏng độ bóng của đá Malachite, đá Aqamarine.

 

5. Ảnh hưởng bởi các phương pháp xử lý đá quý

Độ ổn định của đá quý có thể bị ảnh hưởng bởi một vài phương pháp xử lý, tăng cường màu sắc. Quá trình phủ hoặc trám đầy vết nứt bị vỡ trên bề mặt đá quý có thể khiến viên đá tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất mạnh và bị thay đổi tính ổn định ban đầu. 

Để giảm thiểu các vết nứt và cải thiện độ tinh khiết, đá Emerald (ngọc lục bảo) thường được ngâm với dầu, nhựa thông. Tuy nhiên, phương pháp xử lý này có thể bị vô hiệu hóa khi làm sạch bằng sóng siêu âm hay các hóa chất có chứa cồn, các dung môi hữu cơ khác. 

Bạn nên chọn mua đá quý tại cửa hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo rằng viên đá bạn chọn mua là đá tự nhiên, không trải qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Nếu chọn mua đá quý đã được xử lý, bạn cần yêu cầu người bán cung cấp rõ thông tin về vấn đề này để có những cách làm sạch, bảo quản phù hợp.

Thang độ cứng Mohs,, độ ổn định của đá quý 2

 

Thang độ cứng Mohs của một vài trang sức đá quý phổ biến

Kim cương  10
Ruby 
Star Ruby (Ruby sao)
Sapphire  9
Star Sapphire (Sapphire sao) 
Alexandrite  8.5 
Alexandrite Cat’s Eye (Alexandrite mắt mèo)  8.5
Chrysoberyl 8.5
Chrysoberyl Cat’s Eye (Chrysoberyl mắt mèo) 8.5
Taaffeite 8-8.5
Spinel
Topaz
Imperial Topaz 
Pezzotaite
Emerald (ngọc lục bảo)  7.5-8 
Enstatite  7.5-8 
Aquamarine 7.5-8
Morganite  7.5-8 
Goshenite Beryl 7.5-8
Golden Beryl  7.5-8
Painite 7.5-8
Phenakite 7.5-8
Red Beryl (Bixbite)  7.5-8
Andalusite 7.5
Euclase 7.5
Grandidierite 7.5
Hambergite  7.5
Dumortierite  7-8.5
Iolite 7-7.5
Pyrope Garnet 7-7.5
Spessartite Garnet 7-7.5
Rhodolite Garnet 7-7.5
Color-Change Garnet  7-7.5
Chrome Tourmaline 7-7.5
Malaia Garnet 7-7.5
Paraiba Tourmaline 7-7.5
Rubellite Tourmaline 7-7.5
Tourmaline 7-7.5
Uvarovite Garnet 7-7.5
Thạch anh tím (Amethyst) 7
Thạch anh xanh (Aventurine)
Thạch anh tím vàng (Ametrine)
Thạch anh vàng (Citrine)
Gem Silica
Kornerupine
Rock Crystal
Thạch anh hồng (Rose Quartz) 
Smoky Quartz
Jeremejevite 6.5-7.5
Sillimanite 6.5-7.5
Zircon 6.5-7.5
Mã não (Agate) 6.5-7
Axinite 6.5-7
Bloodstone (đá huyết ngọc)  6.5-7
Carnelian 6.5-7
Chalcedony 6.5-7
Chrome Chalcedony 6.5-7
Chrysoprase 6.5-7
Demantoid Garnet 6.5-7
Diaspore 6.5-7
Grossular Garnet 6.5-7
Hessonite Garnet 6.5-7
Hiddenite 6.5-7
Cẩm Thạch (Jadeite) 6.5-7
Jasper 6.5-7
Mali Garnet 6.5-7
Kunzite 6.5-7
Leuco Garnet 6.5-7
Onyx 6.5-7
Peridot 6.5-7
Serendibite 6.5-7
Sinhalite 6.5-7
Spodumene 6.5-7
Tanzanite 6.5-7
Tsavorite Garnet 6.5-7
Idocrase (Vesuvianite) 6.5
Cassiterite 6-7
Epidote 6-7
Maw-Sit-Sit 6-7
Unakite 6-7
Amazonite 6-6.5
Andesine 6-6.5
Oligoclase 6-6.5
Benitoite 6-6.5
Labradorite 6-6.5
Đá mặt trăng (Moonstone) 6-6.5
Ngọc bích (Nephrite Jade) 6-6.5
Orthoclase 6-6.5
Petalite 6-6.5
Prehnite 6-6.5
Scheelite 6-6.5
Sugilite 6-6.5
Sunstone 6-6.5
Zoisite 6-6.5
Amblygonite 6
Clinohumite 6
Hematite 5.5-6.5
Mexican Fire Opal 5.5-6.5
Opal 5.5-6.5
Rhodonite 5.5-6.5
Actinolite 5.5-6
Azurite 5.5-6
Hackmanite 5.5-6
Hauyne 5.5-6
Scapolite 5.5-6
Sodalite 5.5-6
Moldavite 5.5
Diopside 5-6
Chrome Diopside 5-6
Lapis Lazuli 5-6
Poudretteite 5-6
Turquoise 5-6
Brazilianite 5.5
Datolite 5-5.5
Eudialyte 5-5.5
Obsidian (đá núi lửa) 5-5.5
Sphene (Titanite) 5-5.5
Apatite 5
Cat’s Eye Apatite 5
Dioptase 5
Hemimorphite 5
Smithsonite 5
Charoite 4.5-5
Gaspeite 4.5-5
Larimar 4.5-5
Kyanite 4-7
Bastnasite 4-5
Carletonite 4-4.5
Ammolite (Korite) 4
Fluorite 4
Rhodochrosite 4
Williamsite 4
Aragonite 3.5-4
Azurite 3.5-4
Cuprite 3.5-4
Malachite (đá khổng tước) 3.5-4
Sphalerite 3.5-4
Coral 3-4
Barite 3-3.5
Celestine 3-3.5
Cerussite 3-3.5
Howlite 3-3.5
Calcite 3
Cobaltocalcite 3
Ngọc trai (Pearl) 2.5-4.5
Jet 2.5-4
Lepidolite 2.5-3
Chrysocolla 2-4
Hổ Phách (Amber) 2-2.5
Cinnabar 2-2.5
Ulexite 2-2.5

 

Saigon Bling đã chia sẻ chi tiết về thang độ cứng Mohs cũng như độ bền, độ cứng, độ ổn định của đá quý. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại đá quý và trang sức đá quý phù hợp cho mình.

Chia Sẻ Cùng Bạn Bè